Có nhiều nguyên nhân dẫn đến đau buồng trứng trái. Hãy cùng vuongbaophu.vn tìm hiểu các nguyên nhân thường gặp và bạn cần làm gì khi đau buồng trứng trái.
Mục lục
Buồng trứng
Buồng trứng là hai tuyến nhỏ nằm ở hai bên của khung chậu dưới. Chúng đóng một vai trò quan trọng trong sinh sản, chu kỳ kinh nguyệt và sự phát triển của các chức năng sinh sản ở phụ nữ. Mỗi tháng, một nang trứng sẽ trưởng thành thành trứng, được phóng ra khỏi buồng trứng trong một quá trình gọi là rụng trứng. Đối với hầu hết phụ nữ, điều này xảy ra thường xuyên từ tuổi dậy thì cho đến khi mãn kinh.
Nếu bạn bị đau buồng trứng thì nguyên nhân do đâu?
Nguyên nhân gây đau buồng trứng
6 Nguyên nhân gây đau buồng trứng nói chung và buồng trứng trái nói riêng được nhắc đến như sau:
Rụng trứng
Rụng trứng là hiện tượng sinh lý bình thường ở cơ thể nữ giới trong độ tuổi sinh sản, và là yếu tố không thể thiếu để người phụ nữ. Nó xảy ra vào khoảng ngày thứ 14 của chu kỳ kinh nguyệt, xảy ra khi trứng được giải phóng từ buồng trứng. Khi trứng được giải phóng, nó có thể được thụ tinh bởi tinh trùng hoặc không.
Một số phụ nữ không cảm thấy gì trong quá trình rụng trứng, nhưng những phụ nữ khác cảm thấy khó chịu nghiêm trọng trong vài phút hoặc vài giờ khi họ rụng trứng. Thống kê cho thấy, đau bụng khi rụng trứng là một hiện tượng khá phổ biến. Khoảng 1/5 phụ nữ bị đau bụng vào ngày trứng được phóng thích để sẵn sàng cho quá trình thụ thai. Chứng đau bụng dưới do rụng trứng này cũng giống như đau bụng hành kinh ở một số người.
Không có cách điều trị nào triệt để cho hiện tượng này, một số phụ nữ dùng thuốc tránh thai để tránh rụng trứng và những khó chịu đi kèm.
Viêm nhiễm vùng chậu
Viêm nhiễm vùng chậu là một bệnh nhiễm trùng đã lan đến tử cung, buồng trứng hoặc ống dẫn trứng. Vi khuẩn gây ra bệnh lây truyền qua đường tình dục, chẳng hạn như lậu hoặc nấm. Cũng có thể bị nhiễm trùng do sau khi sinh con, đặt vòng tránh thai, sảy thai, phá thai hoặc một thủ tục xâm lấn khác.
Bệnh này cần dùng kháng sinh để điều trị nhiễm trùng tiềm ẩn. Nhẹ có thể được điều trị bằng một mũi tiêm đơn, trong khi đó, bệnh nặng hơn có thể phải ở lại bệnh viện để dùng kháng sinh tiêm tĩnh mạch.
Lạc nội mạc tử cung
Lạc nội mạc tử cung là sự phát triển bất thường của mô chịu tác động của chu kỳ kinh nguyệt nhưng lại ở bên ngoài tử cung. Mô này có thể phát triển bất cứ nơi nào trong bụng hoặc trong tiểu khung bao gồm cả trong buồng trứng. Vào đầu chu kỳ, các mô phát triển do nồng độ các hormone trong cơ thể tăng lên. Một khi kinh nguyệt bắt đầu, các mô cũng bắt đầu bong ra giống như niêm mạc tử cung. Điều này có thể gây chảy máu trong, mô sẹo và đau bụng hoặc vùng chậu nghiêm trọng.
Điều trị lạc nội mạc tử cung có thể dùng thuốc hoặc phẫu thuật, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của nó. Không có cách chữa bệnh lạc nội mạc tử cung, nhưng có thể kiểm soát bằng thuốc giảm đau, thuốc nội tiết và phẫu thuật.
U nang buồng trứng
Dấu hiệu u nang buồng trứng
U nang buồng trứng là một túi chứa đầy chất lỏng phát triển tại buồng trứng của phụ nữ. U nang buồng trứng rất phổ biến và trong hầu hết các trường hợp không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Tuy nhiên, một u nang lớn hoặc vỡ có thể gây ra một loạt các triệu chứng, bao gồm:
- Đau bụng
- Đầy hơi
- Kinh nguyệt bị rối loạn
- Đi tiểu thường xuyên
- Bụng cảm thấy khó chịu
Đau bụng ở khung vực buồng trứng là dễ gặp khi u nang to dần có dấu hiệu chèn ép cái tặng xung quanh. Đôi khi nó gây xoắn hay vỡ thì gây ảnh hưởng trực tiếp đến buồng trứng. Cần phải điều trị kịp thời. Nếu bạn được chuẩn đoán là u nang buồng trứng thì đau buồng trứng trái thì khả năng là bạn bị u nang buồng trứng trái.
Xem chi tiết: Dấu hiệu thường gặp ở u nang buồng trứng
Nếu u nang buồng trứng nhỏ, có thể là theo dõi và chờ đợi xem nó có biến mất không. Một số bác sĩ sẽ kê toa thuốc tránh thai để giúp giảm các triệu chứng mà u nang gây khó chịu cho người bệnh trong quá trình theo dõi điều trị. Nếu u nang rất lớn, phẫu thuật để loại bỏ u nang có thể là cần thiết.
Hội chứng tàn dư buồng trứng
Hội chứng tàn dư buồng trứng chỉ xảy ra ở những phụ nữ đã cắt bỏ buồng trứng và ống dẫn trứng. Nếu bất kỳ mô buồng trứng nào còn lại trong khung chậu, nó có thể tiếp tục đáp ứng và sản xuất hormone.
Điều này có thể gây ra nỗi đau hoặc là liên tục hoặc đến và đi. Phụ nữ mắc hội chứng tàn dư buồng trứng cũng có thể bị đau khi quan hệ, khi đi tiểu hoặc đi tiêu.
Một phụ nữ mắc hội chứng tàn dư buồng trứng có thể cần dùng thuốc hoặc xạ trị để tiêu diệt bất kỳ mô buồng trứng còn lại. Điều này sẽ làm giảm các hormone được sản xuất bởi các mô còn sót lại.
Đau bụng dưới bên trái có đáng lo
Các bệnh lý về tiêu hóa
Khi có biểu hiện đau bụng dưới, có khả năng bệnh nhân đã mắc phải chứng bệnh viêm túi thừa cấp. Bệnh lý này thường liên quan đến tình trạng viêm nhiễm các túi nằm ngoài thành ruột kết gọi là túi thừa. Thông thường những cơn đau bụng dưới sẽ kèm theo những triệu chứng khác đi như sốt, nôn mửa, táo bón và buồn nôn,…
Những bệnh về hệ tiêu hóa thường gặp khác có thể gây nên những cơn đau bụng dưới bên trái một cách đột ngột như: chứng táo bón, viêm ruột già, bệnh viêm đường ruột, thoát vị bẹn nghẹt…
Bệnh lý về hệ sinh sản
Đối với phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, những cơn đau nhói ở vùng bụng dưới bên trái có thể là dấu hiệu về các bệnh lý liên quan đến hệ sinh sản như: mang thai ngoài tử cung, lạc nội mạc tử cung, sảy thai, u nang buồng trứng hay bị bệnh u xơ tử cung,…
Hệ bài tiết gặp vấn đề
Khi bị đau bụng dưới bên trái phụ nữ đã có thể mắc phải bệnh sỏi tiết niệu. Đây là hiện tượng sỏi kết lại ở thận và ống niệu. Khi bị sỏi thận trái hay sỏi thận tiết niệu đều thường sẽ kèm theo những cơn đau quặn bụng dưới bên trái. Ngoài ra có những triệu chứng khác đi kèm như đi tiểu buốt hay đi tiểu ra máu, buồn nôn, nôn mửa,…
Một số bệnh khác liên quan
Bên cạnh những bệnh ở phần trên, khi bị đau bụng dưới bên trái có thể phụ nữ đã mắc phải một số bệnh khác như có vết bầm hay khối máu tụ bên trong thành bụng. Những cục máu đông, viêm các mạch máu ở vùng bụng dưới bên trái có thể dẫn đến các cơn đau đột ngột ở vùng này.
Đau bụng dưới bên trái ở nữ là tình trạng khá nguy hiểm, không nên thờ ơ bởi có thể đây là dấu hiệu của một số bệnh lý liên quan tới hệ tiêu hóa, hệ bài tiết, thậm chí một số trường hợp có thể ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của phụ nữ.
Điều quan trọng nhất là khi gặp phải tình trạng này, chị em nên đến các bệnh viện uy tín để được các bác sĩ thăm khám cụ thể, nhằm tìm ra được nguyên nhân chính gây bệnh để sớm có hướng điều trị phù hợp nhất.
Bên cạnh quá trình điều trị, chị em nên tạo cho mình chế độ ăn uống khoa học và hợp lý để tình trạng sức khỏe cải thiện; tái khám sức khỏe định kỳ để được các bác sĩ kiểm tra lại tình trạng bệnh lý sau thời gian điều trị.
Bạn cần phải làm gì khi đau buồng trứng trái
Nếu bạn đột nhiên nhận thấy đau buồng trứng cùng với các triệu chứng nhiễm trùng – chẳng hạn như sốt, chảy máu hoặc nôn – đó là một dấu hiện bạn cần gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Nếu cơn đau của bạn ít nghiêm trọng hơn, hãy cân nhắc việc ghi nhật ký để ghi lại khi bạn có nó, mức độ đau của nó và bất kỳ điều gì khác mà bạn nhận thấy. Ví dụ, bạn có thể thấy rằng bạn bị đau buồng trứng tái phát chỉ vào khoảng giữa chu kỳ kinh nguyệt.
Ngay cả khi cơn đau của bạn không ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày của bạn, tốt nhất bạn nên được giúp đỡ sớm hơn là sau đó. Các bệnh lý như lạc nội mạc tử cung có thể dẫn đến vô sinh nếu không được điều trị. Viêm ruột thừa hoặc u nang buồng trứng bị vỡ có thể đe dọa tính mạng. Bác sĩ sẽ cần siêu âm vùng chậu và các xét nghiệm khác để giúp xác định vấn đề cụ thể bạn đang gặp phải và đưa ra phương pháp điều trị sẽ giúp bạn sớm cảm thấy tốt hơn.
Trên là những nguyên nhân mà đau buồng trứng trái có liên quan. Hi vọng những thông tin trên giúp bạn giải đáp các thắc mắc và có những quyết định kịp thời có phương án cho mình. Chúc bạn sức khỏe.
Nguồn tham khảo: webmd.com và healthline.com
HÃY ĐIỀN THẮC MẮC CỦA BẠN